watch sexy videos at nza-vids!
Wap hay
Truyện Ma Dài Thung Lũng Ma
Truyện Ma Dài Thung Lũng Ma
Xuống Cuối Trang
Tổng hợp truyện teen hay cực hay.Bên dưới là

Truyện Ma Dài Thung Lũng Ma

full hay. Đọc truyện teen , tiểu thuyết hay trên di động.



Đêm chưa khuya lắm, nhưng ở góc phố này đã vắng xe đi lại. Ánh đèn vàng vọt ngoài lộ không đủ chiếu sáng tới tận chỗ chúng tôi ngồi.

Tính Mạnh rất ồn ào và hay nói đùa nhất trong đám bạn bè. Nhưng hôm nay hắn lại im lặng khác thường. Dĩ nhiên, nhà có đám, ít nhất cũng phải giữ vẻ nghiêm trang chứ... không người ngoài lại phê bình.

Mọi khi mà ngồi thế này là chúng tôi chuyện nổ như pháo rang. Nhưng bây giờ thì hầu như thiếu cả điều để nói.

Không, hình như Mạnh đang muốn nói gì đây. Anh chàng hỏi một câu thực ngớ ngẩn:

- Này Linh, trong tập Ma Cỏ, có truyện nào thực không?

Tôi cũng đã từng nghe nhiều người hỏi tôi câu này, nhưng tôi luôn luôn cho là những câu hỏi đùa thôi. Không ngờ đêm nay, trong cái không khí ma chay, tại khuôn viên một nhà quàn, thằng bạn thân lại hỏi một câu nhạt như vậy. Nhưng tôi không dám chế riễu hắn, chỉ hỏi ngược lại:

- Thí dụ như truyện nào?

- Đôi giầy nâu chẳng hạn...

Tôi cười, trả lời lấp lửng:

- Chưa xảy ra cho tôi... nhưng có thể xảy ra cho người khác... Biết đâu.

Mạnh không cười theo, nói:

- Mà không cứ là đôi giầy, cũng có thể là vật khác...

- Đúng thế.

Mạnh như không để ý tới lời tôi, hỏi:

- Cậu có thấy cái cà-vạt ông cụ đang thắt không?

Hỏi, nhưng không đợi tôi trả lời, hắn nói liền:

- Ông cụ cũng mua nó ở một garage sale đó.

Chết bỏ xoáy mấy anh chị bán garage sale rồi... Tôi nhớ cách đây mấy hôm, Phạm Lễ đùa, đề nghị với tôi: "Em sẽ mang cuốn Ma Cỏ của anh tới mấy anh bán xe cũ, để nghị mấy ảnh mua đứt bản quyền cuốn sách này, không tui tái bản, phổ biến rộng rãi là nghề bán xe cũ của mấy anh... bị dẹp luôn. Sau đó, mình lại đưa tới mấy anh dealer xe mới, gạ bán, các anh nên mua thực nhiều để... phát không cho khách hàng... họ sợ mua xe cũ là các anh cứ tha hồ mà bắt chẹt để bán xe mới. Thế là anh em mình ăn hai mang... giầu lớn!!!". Ý anh muốn nói tới truyện "Cái Xe".

Tôi đang suy nghĩ miên man về câu nói đùa của nhà phê bình thời thượng của San Jose thì Mạnh nói tiếp:

- Ông cụ được mấy bữa thì đau, nên chưa dùng tới. Con cháu nhà anh hai thấy ông nội mua đồ cũ garage sale về, nói đùa: "Ông nội đọc Ma Cỏ của chú Linh rồi mà còn dám mua đồ cũ à?". Ông cụ cười: "Ông ấy chỉ dọa con nít thôi".

Tôi cười thầm trong bụng... Không ngờ cuốn sách của tôi gây nhiều chuyện vậy.

Mạnh tiếp:

- Hôm vào bệnh viện, lần đầu tiên ông cụ thắt cái cà-vạt đó. Nhưng khi nhập viện thì cũng cởi nó ra, để trong chiếc hộp biscuit Petit Beure cùng với những đồ lặt vạt như kính, khăn mùi-soa, kéo cắt móng tay v.v... Cái hộp này bệnh viện họ giữ cùng với bộ đồ mặc lúc vào đây.

Im lặng một lúc, Mạnh cao giọng:

- Bằng này tuổi, lại đang ở thời đại nguyên tử, vệ tinh, mình đâu có thể tin nhảm. Nhưng nhiều cái không tin không được. Thời gian cụ hôn mê, tụi này thay phiên nhau ở lại qua đêm với cụ. Thường là ngủ ngoài phòng đợi, mỗi khi có việc mới vào phòng cụ thôi. Thấy tình trạng vô vọng của cụ, không biết kéo dài tới chừng nào, vừa tốn kém, vừa vất vả cho mọi người. Vì thế, tuần trước bệnh viện đề nghị với tụi mình nên đưa cụ về nhà, rồi thuê máy và y tá tới săn sóc hơn là cứ để cụ ở đấy.

Mạnh đổi lại thế ngồi, thở dài:

- Mấy anh em tụi này bàn với nhau, sau cùng thỏa thuận đưa cụ về nhà anh hai. Bà chị dâu tôi không đi làm, các cháu cũng đã lớn, nên có thể săn sóc cụ dễ hơn. Còn mấy đứa tôi thay phiên nhau tới giúp đỡ anh chị hai thêm tay thêm chân.

Lời Mạnh trở nên rất thành thực:

- Linh này, mình không thấy được đôi giầy nâu của cậu, nhưng cái cà-vạt của ông cụ mình thì gở thực đấy.

Tôi thốt giật mình. Mạnh nói tiếp:

- Cái đêm trước khi cụ được về nhà, tôi trực trong phòng cụ suốt đêm. Tôi kê cái ghế dựa gần cửa sổ để ngả lưng và trông chừng cụ. Vì sáng mai cụ xuất viện, nên đồ đạc của cụ được bệnh viện trả lại. Cái hộp biscuit trong có cái cà-vạt thì để ngay trên trốc cái bàn kê cạnh đầu giường cụ.

Một chiếc xe chạy vút qua đường Reed khiến Mạnh ngưng câu chuyện. Bốn bề trở lại yên lặng. Mạnh kể tiếp:

- Đêm hôm đó, ngồi nhìn tình trạng sống dở, chết dở của cụ, mình buồn vô cùng. Ông Trời thực oái oăm. Nếu không muốn cho cụ sống nữa thì "dứt" cụ đi cho rồi. Đây lại cứ dây dưa... một cách quái đản như vậy. Nếu rút các đồ trợ y kia ra thì cụ đi liền. Nhưng ai nỡ làm vậy chứ? Bây giờ, đưa cụ về nhà cũng là cả một vấn đề... Đêm đó, hầu như y tá không còn ra vô phòng cụ nữa. Vì thế, tôi cũng ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Trong giấc ngủ chập chờn trên chiếc ghế dựa, bỗng tôi giật mình choàng dậy vì một tiếng động lớn. Bừng tỉnh, trong phòng mờ mờ sáng, tôi thoáng thấy có gì động đậy ở trên chiếc bàn nhỏ ở đầu giường cụ. Tôi vùng đứng dậy, bật vội đèn sáng, rồi đến quan sát. Thực lạ, chiếc nắp hộp bánh biscuit bị rớt xuống đất, gây nên tiếng động mạnh làm mình thức giấc. Nhưng điều tôi lấy làm lạ nhất là đầu cái cà-vạt đỏ như có ai kéo ra khỏi chiếc hộp, nửa trong nửa ngoài. Mình cúi xuống nhặt chiếc nắp nộp, ấn chiếc cà-vạt vào trong rồi đậy nắp lại. Tôi mang cái hộp để vào trong tủ ở cuối phòng, rồi đóng thực chặt cánh cửa tủ. Tôi coi như là một sự tình cờ nào đó, nên cũng quên đi. Ngày hôm sau, tôi phải đi làm, nên gia đình anh hai dọn đồ và đưa cụ về nhà. Những ngày kế tiếp, vì bận việc nên tôi quên khuấy đi cái hộp bánh biscuit trong có đựng chiếc cà-vạt đỏ.

Mạnh ngưng lại, lấy bao thuốc ra, mở nắp, chìa cho tôi lấy một điếu. Chúng tôi châm lửa hút thuốc. Bãi đậu xe lúc đó vắng vẻ như bãi tha ma. Chắc không còn ai tới vào giờ này nữa. Nhưng Mạnh lại không nhắc tới chuyện ra về, tôi chắc câu chuyện còn có đoạn kế tiếp.

Rít liền mấy hơi thuốc, ánh lửa hồng của đầu điếu thuốc chiếu lên mặt Mạnh, lộ một vẻ đăm chiêu ít khi thấy ở một con người vui nhộn như hắn. Tôi ngồi nghe mà phục tài kể chuyện của Mạnh. Nếu hắn viết ra được, chắc chắn sẽ khá hơn truyện của tôi nhiều.

Qua mấy phút trầm tư, Mạnh kể tiếp:

- Này Linh, những thắc mắc của tôi là ở đoạn sau. Nó làm cho mình băn khoăn cả mấy bữa nay.

Tôi thực không thể đoán được hắn đang nghĩ gì thì Mạnh đã kể tiếp:

- Buổi sáng hôm kia, lúc sắp sửa đi làm thì được chị hai báo tin cụ đã "đi". Tôi bỗng thở phào... cảm thấy nhẹ nhõm... Thương cụ thực, nhưng cũng mừng cho cụ, cả cho mọi người trong gia đình. Tôi bình tĩnh lái xe tới thăm cụ. Anh hai làm "shift" thứ hai ban đêm nhưng cũng đã về trước khi tôi tới. Khi vào buồng cụ, y tá khẩn cấp đã tháo tất cả dụng cụ trợ y và đang mang dần ra xe. Nhân viên y tế ở đây họ làm việc thực mau lẹ và đúng lúc. Xác cụ đã được đặt nằm ngay ngắn trên giường, mình bận sơ mi trắng, cổ đeo chiếc cà-vạt đỏ trông chững chạc như lúc còn sống. Tôi hơi ngạc nhiên vì nhân viên y tế cho biết chừng trên dưới một giờ nữa, nhân viên nhà đòn sẽ tới nhận xác cụ về để tắm rửa và làm các thủ thuật tẩm liệm trước khi cho vào quan tài để thân nhân và khách đến thăm viếng. Bỗng tôi chú ý tới cái hộp bánh biscuit để ở trên cái tủ nhỏ cạnh đầu giường, và nắp đã mở. Tôi hỏi, đứa cháu gái nói lấy ra để ở đó từ tối hôm trước vì định mượn cái cắt móng tay trong đó. Tôi chợt nhớ tới cái đêm trong bệnh viện, cái nắp hộp cũng bị mở ra, rớt xuống đất và cái cà-vạt "bò" ra khỏi hộp. Nó định đi đâu đây? Nó định bò lên cổ ông cụ sao??? Nhân lúc mọi người ra ngoài, tôi đến gần quan sát kỹ chiếc cà-vạt. Tôi để ý thấy lưỡi của cụ thè ra khỏi hai hàm răng, tím ngắt. Tôi bạo tay lật cổ áo sơ mi, giật thót người khi thấy chiếc cà-vạt thắt rất chặt quanh cổ của cụ. Có thể vì sự xiết chặt đó mà lưỡi của cụ mới thè ra và bị tắt thở... để rồi cụ "đi" luôn. Ai làm cái chuyện kinh khủng, ác đức này? Nhà anh chị hai chỉ có ba người lớn, anh chị ấy và đứa con gái... khó có thể nghi ngờ cho họ. Tôi kín đáo nới lỏng nút cà-vạt ra đến cỡ bình thường.

Lòng thực nghi hoặc, gặp anh hai ở "family room" thấy vắng người, tôi hỏi bâng quơ:

- Anh thay đồ cho thầy đấy à?

- Không... có lẽ chú ba. Chú ấy qua đây trước khi anh về...

Anh ba tôi đã đi luôn với nhóm y tế để lo thủ tục chôn cất. Tôi không tiện hỏi chị hai, vì chị là người yếu đuối lại rất nhát gan nên chẳng thể dự phần vào chuyện ghê gớm như vậy.

Mạnh châm thêm điếu thuốc khác, rít mấy hơi liên tiếp rồi hỏi, giọng rất khẩn thiết:

- Cậu thấy được vấn đề rồi chứ gì? Mình hơi nghi cho hai ông anh... Đến khi gặp ông ba lúc trưa, tôi làm ra vẻ vô tình, hỏi: "Anh về lúc nào mà còn kịp thay đồ, thắt cà-vạt cho thầy vậy?". Nhưng ông ấy lắc đầu, bảo: "Anh bận với mấy người của bệnh viện nên đâu có thì giờ lo chuyện đó. Chắc anh hai làm đấy".

Mấy hôm nay, tôi cứ thắc mắc hoài... Nhớ tới truyện Đôi Giầy Nâu của cậu trong cuốn Ma Cỏ, tôi đã nghĩ đến thủ phạm chính là cái cà-vạt quái gở kia... nên hết nghi cho hai ông anh. Biết đâu, nếu cái đêm cuối cùng trong bệnh viện, mình không tỉnh thức thì nó đã bò lên thắt cổ ông cụ chết rồi...

Trong tình thế này, tôi cũng nói xuôi:

- Ừ, thực đấy...

Mạnh yên lặng rất lâu để hút hết điếu thuốc, rồi vùng đứng dậy:

- Thôi, chúng ta về, Linh. Dù sao, cũng giải quyết xong cái tình thế nan giải của tụi này...

Tôi thầm nghĩ... có lẽ mấy ông này phải... cảm ơn cái cà-vạt ma kia... Tuy nghĩ thế là bất nhẫn, nhưng thực tế là như vậy...

Người nhà đòn thoáng hiện ra ở góc sân... như một bóng ma khiến tôi giật mình. Thực mâu thuẫn... tay viết chuyện ma... mà lại nhát gan hơn ai hết!

Nhưng ngay đêm hôm sau đó, trời đã rất khuya, Mạnh gọi điện thoại cho tôi. Tôi hơi ngạc nhiên nhấc ống nghe... Đầu dây bên kia, giọng Mạnh rất khẩn trương và đầy vẻ lo lắng:

- Linh, chiều nay, lần cuối cùng mình nhìn ông cụ trước khi đóng áo quan... thì bất chợt để ý thấy trên cổ ông cụ, cái cà-vạt đâu mất tiêu rồi... Bỏ mẹ, nó đi đâu rồi hở cậu?

- Đi đâu? Đi đâu? Cậu hỏi thế thì bố ai trả lời nổi?
Chương 3 Ngậm Ngùi
Có tiếng chân rất nhẹ xéo trên lá khô trong vườn ... Tôi vội ngửng đầu lên, như thoáng thấy bóng ai vừa qua trước mặt ... nhưng định thần thì chẳng thấy gì cả ... Vườn vẫn vắng vẻ, ánh trăng hạ tuần vàng vọt lẫn khuất sau ngọn thông già ...

Nỗi ám ảnh cứ theo tôi hoài ... Người con gái một lần đã làm tôi xúc động đến độ không lúc nào không nghĩ đến nàng. Khuôn mặt đó, giọng nói đó, mơ hồ như đã gặp từ ở đâu đây ... mà ký ức đã không thể giúp tôi hồi tưởng lại được.

Trời vào thu năm ngoái, mùa này, nắng đã tắt từ rất sớm, sương mù bao phủ từng ngọn cây trong vườn. Gió như đọng lại từng giọt, từng giọt rơi rụng quanh đây, trên mái ngói, trên đống lá khô, rồi khua động đến tận cửa hồn tôi ... Và trong một đêm, nàng đã đến, nàng đến trong một giấc mơ vô cùng diễm ảo, một giấc mơ mà hình ảnh muôn ngàn lần không thể quên của một thời xa xưa, của một thời mà mỗi kiếp người chỉ có một lần ... Giấc mộng đầy những ấn tượng tưởng chừng như đã ngủ vùi trong tiềm thức ... Gió, gió rất nhiều ... từng cơn hiển hiện như một giòng thác lũ với những hình ảnh có thực, vật vã, cuốn hút. Và lá khô, những đụm lá khô ... vương đầy khắp nơi, vàng một màu tưởng như nhiều vô vàn. Tiếng xạc xào ... từng chập xao động trước gió ... Quán vắng Sing Sing và một góc phố đường Phan Đình Phùng ... Những hàng me rũ rợi đường Trần Quý Cáp ở bên kia khoảng nhìn ... và những ray rức đợi chờ ... Rồi điều quan trọng, điều quan trọng là nàng, nàng đã đến. Những bước chân vội vã ... những chiếc lá khô nhảy múa dưới gót giày hấp tấp. Ấn tượng của tiềm thức đã khơ động thành hình ảnh, tuy mơ hồ nhưng thấy được, nhận biết được một cách thực sự bằng lý trí, dù chỉ chập chờn trong một giấc mộng ... Khánh Lan ... Khánh Lan! ! !

Tôi đã viết về Khánh Anh với tất cả tâm hồn, với những trìu mến, với những rung động thực tình. Từ một thoáng hiện về trong đên trăng hôm nào qua một giấc mộng với những gần gụi tưởng như thực. Khánh Lan đã không còn là một nhân vật tưởng tượng của một sắp đặt tiểu thuyết, nhưng Khánh Lan đã sống động như muôn vàn thiếu nữ mà tôi có thể được gặp trên những nẻo đường thành phố. Vì thế, mười hai truyện trong tập Cỏ ma, Khánh lan là truyện mà tôi ưng ý nhất.

Có những buổi đi chợ cuối tuần, hoặc trong những đêm nghe nhạc tại một quán cà phê quen, tôi như thoáng thấy bong nàng ở đâu đó, tha thướt, duyên dáng ... nhưng đến gần hơn, lại chỉ là một thiếu nữ tầm thường, xa lạ.

Lạ nhĩ ... Tôi có cảm tưởng như Khánh Lan chỉ hiển hiện trong một giây phút ngắn ngủi chỉ vừa đủ để tôi nhận ra sự hiện hữu của nàng rồi lại vội vã rời xa ... Những lần như vậy thường xảy ra luôn đến nỗi từ đó, tôi cứ mỏi mắt tìm nàng giữa đám đông thiếu nữ mà tôi có dịp gặp ... Thành phố nào có em kể từ khi em rời bỏ mọi người ngay từ trong câu chuyện ... Tôi mở tập truyện ra đọc lại mà không tìm thấy một địc danh nào, kể cả nơi xảy ra ... ngọai trừ thành phố nghỉ mát Monterey, vô tình hay đó là sự đã được xếp đặt từ trước ... để rồi cuối cùng nàng đã xa lìa một cách lặng lẽ và không lưu lại một dấu vết, dù với tôi, người ta viết về nàng.

Cuốn Ma Cỏ được gửi tới tay nhiều người đọc ... Buổi ra mắt thực vui. Ngồi ở dưới, tôi chờ đợi bạn hữu lên máy vi âm để nói tới những gì mà họ đã đọc qua trong cuốn Ma Cỏ ... Từ Bác sĩ Phương Thúy tới Nhạc sĩ Trần Chí Phúc, rồi Chi Mai ... đều nhắc tới những truyện đã làm cho họ thỏa mãn vì ... sự kinh dị của nó ... và không một ai nhắc tới nàng cả. Sự chờ đợi hụt hẫng làm tôi rất buồn. Thực mâu thuẫn, viết truyện kinh dị lại không muốn người khác thích cái kinh dị đó, mà lại muốn người ta để ý tới một câu truyện chẳng kinh dị chút nào. Tôi ngồi đó, mà cảm thấy như ai kia, đang ngồi tại một góc nào trong quán, mặt cúi xuống ngậm ngùi vì không được một ai nhắc tới mình!

Diễm Châu, sao Diễm Châu lại hát bài Ngậm Ngùi trong chiều hôm đó ... Tôi giật mình khi nàng cất tiếng ca giữa lúc lòng tôi, và tôi nghĩ cả lòng Khánh Lan nữa, thực ngậm ngùi ... Có gì xui khiến Diễm Châu trong một giây phút nào đó chăng ... Có gì huyền diệu trong mối tương quan vô hình giữa sự lựa chọn của nàng với tâm tư chúng tôi? Nỗi ngậm ngùi của chúng tôi lớn tới độ đánh động được cả tâm hồn người khác. Nhưng người khác đó, có ai có cơ duyên như Diễm Châu với chúng nhỉ? Thực đáng thương chưa ... Nào có ai nhắc tới em đâu ... sự hiện diện của em đêm nay thực bẽ bang ... ngoài một sự cảm thông mơ hồ của một người bạn?

"Ngủ đi Em, ngủ đi em mộng bình thường...

Ru Em sẵn tiếng thùy dương đôi bờ .

Ngủ đi Em ... ngủ đi Em ..."

Em nào có ngủ được ... giấc ngủ ngàn thu như đã đợi chờ, nhưng vẫn còn cố chỗi dậy để đi về giữa trời kỷ niệm như một nhắc nhở không thể nào quên.

"Tay anh Em hãy tựa đầu

Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi ..."

Ôi, những giọt nước mắt, những cô đọng của một thế kỷ thương đau ... như thực sự đang lăn tròn trên đôi má hồng của một người con gái nào đó đang hiện diện trong phòng này. Tiếng lăn êm nhẹ vô cùng nhưng xao động tới tận cõi lòng của tôi ...

Trang: « Trước 1[2]3410 Tiếp
Đến Trang
Trang Chủ Đọc Truyện Truyện Ma Dài Thung Lũng Ma
Lên Đầu Trang

Truyện Teen Hay Khác

Truyện Teen Kiều thê của tôi
Chị ơi, ngày mai đợi anh đi học nhé
Em gái và chiếc điện thoại
Truyện Ma Dài Thung Lũng Ma
Truyện Teen Người Yêu Của Tôi Là Sao Chổi
Truyện Teen Chờ Ngày Mưa Rơi
Truyện Teen Vợ hờ ơi Anh yêu em
Truyện Teen Vợ à thua em rồi
Truyện ngắn - Tình yêu học trò
Truyện Teen Chuyện Tình Online
1234...131415»
Trang chủ
Tác giả: Luân Trần Google+
U-ON - 24